Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Sàn Đấu Bự Cho Nghệ Thuật Đường Phố


GRAFFITI NEVER DIE
RPVN Magazine xin chia sẻ bài viết của Liar Ben - một street artist tại Sài Gòn – về chuyến đi của Ben và Daos hè vừa qua, nằm trong dự án giới thiệu “Graffiti culture in Saigon”.
Trong tháng 7 vừa rồi, Tôi và Daos mong muốn đi vài địa điểm trong nước để gặp gỡ bạn bè tiện thể vẽ ở nhiều nơi hơn. Được sự giúp đỡ từ vài người bạn, chúng tôi quyết định làm 1 chuyến đi đến Hà Nội – Huế – Hội An.  Chuyến đi này bao gồm những buổi vẽ graffiti và 2 buổi giới thiệu về graffiti mang tên “Graffiti culture in Saigon” tại ARTTALK CAFE-HA NỘI và NEW SPACE ART FOUNDATION-HUẾ .
Với mục đích ban đầu là đến gặp gỡ , trao đổi cùng các nghệ sỹ đường phố và thực hành tại các thành phố lớn ở Việt Nam . Chuyến đi này xuất phát từ những quan tâm cá nhân về việc vì sao graffiti xuất hiện tại Việt Nam đã gần 10 năm, nhưng chưa thật sự có những trao đổi trực tiếp về các vấn đề mang tính địa phương . Đây là cơ hội để chúng tôi giới thiệu với bạn bè 2 miền Bắc Trung về môi trường, cách hoạt động và những dự án mà graffiti được sử dụng như một phương tiện làm nghệ thuật tại Sài Gòn. Từ đó mở ra những vấn đề trao đổi về các cách thực hành mới.
Poster Graffiti Culture in Saigon tại Art Talk Café
Kết quả chuyến đi sau ba tuần, chúng tôi gặp lại nhiều người bạn cũ, làm quen được nhiều người bạn với những tư duy trẻ và những trải nghiệm mới mẻ. Có thể nhận thấy rằng tại môi trường như  Việt Nam, Graffiti không phổ biến trong đời sống và  truyền thông, nên việc thực hành công cộng cũng phải đặc biệt để người xem sẽ có cách tiếp cận với văn hóa này qua chính nghệ sỹ. Vì vậy việc đó đang tạo nên một cách nhìn nhận graffiti khác hơn so với cách nhìn nhận của thế giới phương Tây và của truyền thông Việt Nam.
Sau chuyến đi lần này chúng tôi đã hiểu rõ hơn về văn hóa graffiti Việt Nam cũng như chính công việc của bản thân. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một tiền đề cho một những thay đổi mới mẻ.
HÀ NỘI:
Trên nhà Zuiboy – khu này đang bị giải toả
Một góc phố Hà Nội
Chuyến đi này là lần thứ hai tôi đến Hà Nội sau 7 năm. câu chuyện graffiti tại đây bắt đầu khoảng những năm 2004, khi xuất hiện các nhóm thực hành graffiti đầu tiên. Đến khoảng những năm 2009, Những nhóm này hoạt động rất sôi động và có sức ảnh hưởng mạnh cho sự phát triển của văn hóa graffiti công cộng tại Việt Nam. Hiện nay nhiều người vẽ graffiti đã ngưng hoạt động hoặc chuyển sang những công việc khác và càng ít thấy những tác phẩm công cộng, nhưng Hà Nội vẫn là nơi rất tuyệt vời cho các hoạt động graffiti và những nghệ sỹ hiện đang thực hành đều có kỹ năng rất khá. 
HUẾ: 
Dự án “Hoa Phố” – 2008
Huế là một cố đô  của triều đình nhà Nguyễn Việt Nam. Thành phố này là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những kiến trúc lâu đời và những món ẩm thực truyền thống đặc sắc. Điều chúng tôi trải nghiệm thú vị là người dân tại đây rất yêu mến văn hóa và khá cởi mở.
Hẽm 66 Lê Lợi – Tp Huế
Cũng như hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn, Graffiti tại đây đã từng phổ biến rộng rãi thông qua các trương trình nghệ thuật công cộng. Có thể nói những sự kiện graffiti đầu tiên được tổ chức công khai và có tổ chức là tại đây. Đa phần những nghệ sỹ graffiti tại Huế đều học các nghành Mỹ Thuật và luôn có những phá cách trong việc thực hành (vì đây là địa phương cổ kính). Hiện nay graffiti công cộng không còn nhiều tại Huế, Nhưng chúng tôi thấy được những nghệ sỹ đường phố tại đây vẫn đầy năng lượng và chúng tôi có tin Huế là nơi sẽ phát triển graffiti một cách đặc biệt.
Hội An:
Điểm đến cuối cùng của tour lần này.Nơi Đây là một thị trấn cảng cổ kính với lịch sử giao thương lâu đời. Khu trung tâm Hội An yên bình với nhiều những ngôi nhà cổ , an ninh cũng được siết chặc nhầm phục vụ cho du lịch. Ý tưởng vẽ tại những ngôi nhà cổ ấy là một ý tường tồi.
Đường Cửa Đại – Hội An
Nhờ sự giúp đỡ từ một người bạn , Chúng tôi quyết định đến xin một ngôi nhà khác nằm cách trung tâm 5km trên đường ra bãi biển. Chúng tôi có gắng giải thích với chủ nhà về công việc chúng tôi đang làm. Nhưng có vẻ như ông ấy không muốn biết chúng tôi đang làm gì và nếu vẽ thì phải vẽ cho đẹp. Chúng tôi cũng không biết vẽ thế nào thì gọi là đẹp.
Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến các đơn vị tài trợ và bạn bè các nơi đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành chuyến đi lần này!
Chuyên mục: , ,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét