Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Những sai lầm tai hại trong cách viết Lyric một bài Rap

Nhân đọc bài :"meta,( Word play ) wp ... có cần thiết hay không ?" của VTA trên FHH và “Hướng dẫn kỹ năng Rap” của Andree trên GVR tôi xin mạn phép đưa ra một vài ý kiến của mình về 2 bài viết trên.
Có thể nói bài viết của VTA và Andree rất tốt , vấn đề mà Andree và VTA đặt ra thực ra không mới, nó vốn dĩ đã nằm trong tư tưởng , suy nghĩ của nhiều người, và bản thân tôi ngay từ khi trào lưu sử dụng một loạt những loại kĩ năng mới đang phát triển rầm rộ trên toàn rap Việt. (Đặc biệt là trên GVR) tôi đã cảm thấy có một điều gì đó không ổn, cụ thể là trong " Tổng quan rap Việt 2008 (từ tháng 9 năm 200 7 đến tháng 4 năm 2008) ". Tôi đã đặt ra vấn đề này tuy nhiên vì một vài lý do, việc đi sâu vào tìm hiểu và diễn giải vấn đề vẫn chưa thật sự được thấu đáo. Bài viết này là nói về một vài những suy nghĩ của tôi đối với các loại kĩ năng mới xuất hiện trong Việt rap chúng ta khoảng 2 năm gần đây. Về cơ bản tôi cảm thấy chúng ta đã mắc phải nhiều hiểu lầm trong một thời gian rất dài về new skill.
1. Những hiểu lầm không đáng có về thuật ngữ "skill" :

Tại sao lại gọi là new skill ? Skill khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "Kĩ năng" bản thân biên độ của thuật ngữ này rất lớn, và liên tục được mở rộng theo thời gian. Đối với tôi Skill trong rap có nghĩa là vận dụng tất cả những năng lực cần thiết của cá nhân để sáng tác và trình diễn rap. Có thể xem skill là con đường - còn tác phẩm rap hoàn chỉnh chính là đích đến của con đường đó.
Như vậy có thể nói skill bao gồm rất nhiều thứ : cả kĩ thuật sáng tác , kĩ thuật trình diễn và kĩ thuật thu âm, là tổng hòa của tất cả những yếu tố để đạt được một đích đến duy nhất :" có được một bản rap hoàn chỉnh" .
Rapper VTA đã khá thông minh khi phân biệt rạch ròi giữa skill và những kĩ năng mới, và đưa ra một thuật ngữ đó là new style, (phong cách mới) tuy vậy cách phân biệt này chưa thật sự thỏa đáng, có gì để chứng minh những kĩ năng mới đó là style hay skill ? Đối với tôi metal, wp, multi rythme, đều là những thuật ngữ nhỏ nằm trong một thuật ngữ rất lớn là skill .. chứ không hề nằm ngoài skill như VTA từng đề cập. Việc đặt chúng ra ngoài skill sẽ khiến cho vấn đề trở nên rắc rối, và mông lung .
Tuy nhiên tôi hiểu được tại sao VTA lại dành một thuật ngữ riêng để nói về các kĩ năng mới này. Chính là bởi người viết cảm thấy được, một số lượng không nhỏ những rapper trẻ đang hiểu lầm hay nói đúng hơn là hiểu rất hẹp về thuật ngữ skill. Đối với họ skill không phải là kĩ năng rap nói chung , mà đơn thuần chỉ là như wp , multi, meta tức là các New skill ..
Việc lầm lẫn này đưa đến một hệ quả tất yếu đó là dẫn tới cách nghĩ : Nếu không có multi, meta ... trong sáng tác thì có nghĩa là không có skill mà "rap không có skill thì khác nào chửi bậy " (trích lời Nah) ..
Vô hình chung những rapper trẻ đã đặt rất nhiều những thuật ngữ khác như chất giọng, flow, kĩ năng thu âm, lựa chọn beat ra ngoài thuật ngữ skill. Chính sự lầm lẫn tai hại đó đã khiến cho nhiều rapper, khi sáng tác một bản Rap mà trong lyric không dùng vần đơn, vần đôi, thì bị phê phán gay gắt là :" Không biết gì về rap" ? Đó là một kiểu nhận định cực đoan. Skill ra đời ngay từ khi Rap ra đời, nó liên tục được bổ sung, phát triển chứ không phải gần 2 năm nay Rap Việt mới có skill.
Như vậy không thể nói, không dùng new skill thì có nghĩa là không biết rap ..
2. Những hiểu lầm tai hại về các thuật ngữ mới :

Word play ( chơi chữ) , meta ( ẩn dụ) , multi rythym ( vần đa dạng) là những thuật ngữ xuất hiện trong Rap Việt gần đây nhất . Bắt nguồn từ GVR, có một thời các rapper thi nhau nhận xét một bản rap hay hoặc dở dựa trên những thuật ngữ này.. Nó giống như một kiểu mode. Có một thời rất nhiều rapper bị chê là dốt nếu không hiểu thế nào là word play, meta, multi... Có thể nói những thuật ngữ này đã từng có một thời khuynh đảo tư tưởng của rất nhiều người trong cộng đồng rap.. Vậy nguyên nhân vì đâu có hiện tượng như vậy ?
Cội nguồn của các thuật ngữ này chính là GVR , forum về rap mạnh nhất trong tính tới thời điểm bây giờ. Sự thắng thế của GVR sau "30 min for rap Việt " đã tạo ra một trào lưu học hỏi kinh nghiệm, sáng tác và trình diễn rap theo phong cách của GVR. Một bài viết của Andree mang tên : " Hướng dẫn kĩ năng viết Rap" một bài viết được xem là có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sáng tác và trình diễn rap của các rapper trẻ trong GVR cũng như của Rap Việt sau này đã đề cập rất nhiều đến word play, multi , meta ... trong đó có một câu như thế này : việc kết hợp đc Multis(vần kép),Wordplay(chơi chữ),so sánh hay ẩn dụ mà làm người nghe cảm thấy phấn khích, hài hước trong 1 bar (1 cặp câu) sẽ tạo thành 1 PUNCHLINE.
Dĩ nhiên toàn bộ nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích khẳng định "rap ko đơn thuần là chửi suông" và muốn chia sẻ một ít kinh nghiệm về viết Lyric. Nhưng việc đề cập quá nhiều đến multi, meta ... đã khiến nhiều người hiểu lầm rằng . Đã rap là phải có những thứ đó. Và bài rap hay hay dở cũng đều do multi, meta, wp quyết định hết ...
Sự thật là những thuật ngữ đó tuy đến thời GVR mới được gọi tên nhưng chúng đã có sẵn trong rap việt từ rất lâu, ngay từ khi Vietnamese gangz ra đời Khánh Nhỏ đã có một vài câu dùng "vần kép" :
"tao đánh chết tụi mày hay là hết cả bầybr /> Còn chơi chữ, ẩn dụ vốn dĩ là những phép tu từ mà chúng ta học ra rả trong những giờ học văn ở trường thcs , nó đã được sử dụng rất phổ biến trong rap gangz từ thời vàng son của darapclub . Thuật ngữ đó chỉ mới về cách gọi , còn hiện tượng mà nó đề cập đến là không hề mới.
Trong những "new skill " đó có một kiểu skill dễ nhận nhất đó là multi rythm.. tức là các loại vần : Vần đôi, vần ba , vần bốn thậm chí cả Vần 5 vần sáu... đó là nói về số lượng những từ của câu trước có cùng vần với số lượng những từ ở câu sau :
Trích:
Bọn tao đưa mày trở về với Oldschool tât cả mọi người check xong chỉ có bật ra hai tiếng so cool , Wow .. ui .. flow bọn mày … oh..fools … trâu ngu .
Trích:
bọn tao tip top top hit cua hiphop ,còn nhạc bọn mày phải gọi là cheap Bớp đi flip flop của V-pop mới thích hợp.( ver của BDT trong "viger for life")

Nói một cách đơn giản multi ryhme vốn không có gì là thần thánh, nó chỉ là một kiểu nhấn mạnh trong cách đọc của rapper nếu vận dụng uyển chuyển sẽ làm cho bản rap hay hơn, nhưng rất nhiều người đã cho rằng nó bắt buộc phải có, không có thì không gọi là hay, không có thì không gọi là sang. Đó là sự hiểu lầm chết người, dẫn đến rất nhiều những kiểu gieo vần gò ép, nực cười xuất hiện nhan nhản trong lyric của không ít các rapper trẻ. Và nực cười hơn là những sáng tác đó lại được cho là hay, là hiểu biết về rap. Kết quả là càng ngày rapper càng cố gắng làm sao cho lyric của mình càng nhiều vần đôi vần ba , vần 4 vần 5 càng tốt mà không để tâm xem nội dung lyric của mình có ý nghĩa ra sao. Hệ quả tất yếu là lyric càng ngày càng nông , càng ngày càng lố bịch, na ná như nhau và bài Rap trở nên nhảm nhí khi đọc vào những dòng Lyric.
Multi ryhme là một kĩ năng đáng học hỏi, nhưng không nên đề cao quá mà hãy đặt nó vào đúng vị trí vai trò của mình : Đơn thuần chỉ là một cách nhấn nhá khi biểu diễn. Nhằm tăng tính ấn tượng. Ngoài ra nó không thể giúp nội dung của bản rap đó hay hơn, hay ý nghĩa hơn.
3. Rap cần đề cao tính Hiệu Quả và Sáng Tạo :

Hiệu quả và sáng tạo đó là hai thước đo chuẩn mực và đúng đắn nhất khi đánh giá một bản rap cũng như đánh giá tài năng của một Rapper.
Hiệu quả đó là mục đích của bản rap đó mang lại hay nói cách khác là khả năng tạo được sự “đồng cảm” đối với người nghe ở mức độ cao nhất.
Thế nào là tạo sự đồng cảm ở mức độ cao nhất ? Đó là khi diss thì phải khiến đối thủ bị diss trở thành kẻ đáng bị chê cười, thành kẻ xấu xa trong cảm nhận của người nghe, hay nói cách khác làm cho người nghe “ghét nó như chính mình ghét nó vậy”. Chứ không phải cố gắng để cho người nghe thấy trong bản rap đó tôi đã dùng skill đỉnh như thế nào, tôi dùng vần đôi vần 3 ở chỗ nào. Đó chỉ là phụ. Hoàn toàn là phụ ( phụ như đậu phụ vậy đó ).
Cũng tương tự như vậy với rap love và rap life .. sự đồng cảm là thước đo không thể thiếu, và một rapper thực sự có tài, bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ cũng như tố chất sẵn có phải làm được như vậy.
Còn sáng tạo, cái này không cần nói quá nhiều. Rap là nghệ thuật, mà làm nghệ thuật thì không bao giờ có công thức bất di bất dịch, muốn đi vào huyền thoại , muốn trở thành tượng đài, anh phải chọn con đường riêng của mình..

Nói tóm lại bài viết này muốn nói lên 2 điều:
Một là : Muốn các bạn hiểu rõ là nếu khi đã viết lyric cho rap thì không cần những kỹ năng trên ta vẫn có thể làm ra một bài rap nhưng đương nhiên bài rap sẽ trở nên khô cứng .
Hai là : Khi đã biết sử dụng chúng rồi bài rap sẽ trở nên thâm thúy và hay hơn cho người nghe, nhưng cũng không nên quá lạm dụng, nếu không người nghe sẽ không hiểu hết được những gì mình muốn truyền tải vào bản Rap .

(Sưu tầm)
Chuyên mục:

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Mr.T Chuẩn Bị Ra Album – “Forever T”


Thời gian qua, người ta đã được thấy sự tấn công showbiz Việt mạnh mẽ của rapper Mr.T và singer Yanbi với những sản phẩm gây được nhiều chú ý, cả tích cực và tiêu cực. Một tháng trở lại đây, hai chàng trai Hà Nội đã có thời gian lưu lại Sài Gòn nhằm tham gia một số sự kiện âm nhạc và chuẩn bị cho những dự án trong tương lai của mình.
Như DUNKARE từng đưa tin, Mr.T gần đây đang dần hé lộ về một album sẽ ra mắt vào mùa hè năm nay, với những track đã được biết tới như Thu CuốiNothing In Your Eyes và gần đây nhất là Nghệ Sĩ Lập Dị tại  Bữa Tiệc Ánh Sáng của Move It 2012.
Theo nguồn tin riêng, một số bài hát trong album đã được thu âm tại FB Studio của Phúc Bồ – thành viên cũ của X4 Band, trong khoảng thời gian bộ đôi của Ladykillah forum hoạt động tại Sài Gòn.



Album dự kiến sẽ mang tên “Forever T” gồm khoảng 10 bài hát, những artist bạn bè sẽ góp giọng trong sản phẩm này được phỏng đoán gồm có Andree Antoneus Maximus, FBboizHằng BingboongJustaTee (?!) và tất nhiên không thể thiếu Yanbi. Trong snippet album được hé lộ sớm ngày hôm nay, underground fan cũng dễ dàng nhận ra giọng của Tuấn Saker ở phần mở đầu.
Hiện chưa có thông tin rõ ràng về cách thức & thời gian cụ thể phát hàng album, hãy đón đọc những tin tức tiếp theo của DUNKARE.
Chuyên mục: