Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Thị Trường Của Dòng Nhạc Hip Hop Ở Việt Nam Và Thế Giới. (P.2)


Vậy điều gì làm cho “thị trường đen” của dòng nhạc này khác biệt so với thị trường âm nhạc phổ thông?
Yếu tố đầu tiên phải kể đến chính là vùng miền. Có thể nêu một ví dụ điển hình như  sau: Khi Nas chưa trở thành một nghệ sĩ lớn và chưa có tên tuổi, anh là một nghệ sĩ đến từ  Bờ Đông và chỉ hoạt động ở nơi đây – khu vực anh tạo  được nhiều ảnh hưởng nhất  lên khán giả. Anh không có điều kiện để giới thiệu âm nhạc của mình đến các vùng miền khác. Thậm chí, âm nhạc của rapper này còn chưa quá phổ biến trên Bờ Đông.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng những khán giả ở các vùng khác không biết đến anh. Điều này làm nên giá trị của Nas. Anh bắt đầu tận dụng điều đó và thông qua các phương tiện truyền thông của các tổ chức ít thành viên (thời điểm này thường là các đài radio) và cá nhân thuộc các vùng miền khác và nhờ họ buôn nhạc của mình. Nhiều nghệ sĩ khác cũng có cách làm tương tự trước khi họ nổi tiếng.
Trước khi cuộc chiến giữa các rapper Bờ Đông và Bờ Tây nước Mỹ nổ ra thì Bờ Đông là phe thực sự  chiếm lĩnh sóng radio của đất nước này. Và cuộc chiến xảy ra, hoạt động thương mại của các phe bắt đầu đối chọi nhau. Điều này khiến việc buôn bán âm nhạc phổ thông trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn là người Bờ Tây, bạn sẽ rất khó mua các sản phẩm âm nhạc ở Bờ Đông và ngược lại. Các hoạt động mua bán các sản phẩm Hip Hop khác vùng miền bị tẩy chay. Các nghệ sĩ hạn chế việc phát hành sản phẩm của họ trên các vùng miền khác. Vai trò của “thị trường đen” khi này lại càng trở nên rõ ràng hơn.
Nas khi còn trẻ cũng từng có một khoảng thời gian dài phải nương nhờ vào việc buôn bán các sản phẩm đầu tay của mình một cách bất hợp pháp
Ngày nay, cùng với sự  phát triển của công nghệ thông tin, khán giả  đang ngày càng có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn với các sản phẩm âm nhạc. Người ta có thể download miễn phí một bài hát một cách dễ dàng, thậm chí là cả một album chỉ từ  một đường link chia sẻ. Một phần lớn khán giả trở nên lạm dụng phương tiện và các nghệ sĩ bắt đầu thất thu một cách đại trà.
Dòng nhạc Hip Hop cũng không nằm ngoài quy luật này. Điều này đưa ra những thử  thách mới. Mỗi thời đại lại tồn tại những khó khăn khác nhau. Khi chưa có các phương tiện kể trên, cho dù các sản phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ được mua bán tràn lan ở môi trường chợ đen thì họ vẫn có thể kiểm soát lợi nhuận của mình bằng “các khoản hợp đồng miệng” được đưa ra từ  các nghệ sĩ, được chấp thuận bởi bên trung gian và môi trường mua bán có thể được giải quyết dễ dàng bằng luật bất thành văn.
Trong một cuộc khảo sát trên trang HipHopDX.com, Internet nằm đầu bảng trong top 5 thứ giết chết Hip Hop được các độc giả của trang này bình chọn. Các nghệ sĩ Hip Hop lớn và gạo cội, điển hình là Ice Cube trên một bảng tin thuộc The Raw Report cũng đã bày tỏ sự đồng tình với quan điểm trên.
Vậy còn thị trường Hip Hop ở Việt Nam thì sao?
Những ngày đầu đời của Hip Hop Việt, chưa hề tồn tại khái niệm thương mại hóa dòng nhạc này. Vì vậy, các sản phẩm âm nhạc Hip Hop lúc bấy giờ chỉ tồn tại những single track được thu âm kém chất lượng bằng các công cụ và phương tiện thu âm thông thường.
Dòng nhạc Rap khi vừa mới bắt đầu ghi dấu ấn của mình lên khán giả Việt cũng là vào lúc thời đại Internet bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Chính vì thế, trong khi ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới, các nghệ sĩ Old School coi Internet như  một thứ  đã giết chết dòng nhạc Hip Hop thì tại Việt Nam, nó lại được công nhận đã góp phần đánh dấu  sự  tồn tại của dòng nhạc này.
(Còn nữa…)
Canis T
Chuyên mục: ,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét